Học bơi cũng có nhiều kỹ thuật mà bạn cần hiểu và áp dụng đúng. Cách thả lỏng cơ thể khi bơi đóng vai trò giúp bạn biết bơi nhanh chóng. Kỹ thuật thả lỏng người như thế nào? Bạn hãy tham khảo những thông tin được chia sẻ trong bài viết này.
Bơi lội có thể là một hoạt động đáng sợ đối với những người chưa từng tập bơi, tuy nhiên bạn hãy làm quen dần để vượt qua nỗi sợ hãi này. Có được kỹ năng bơi lội, bạn chẳng những thoát khỏi nhiều tình huống nguy hiểm như đuối nước mà còn tăng cường thể lực. Cách thả lỏng cơ thể khi bơi được hướng dẫn trong bài viết này sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại cảm giác thoải mái, sẵn sàng cho những buổi tập luyện để nâng cao kỹ năng bơi lội.
1. Làm thế nào để thả lỏng cơ thể khi bơi?
1.1. Vượt qua nỗi sợ hãi là một cách thả lỏng cơ thể khi bơi
Nhiều người không dám bơi vì sợ đuối nước, điều này làm họ gồng cứng cơ thể khi xuống nước. Tuy nhiên, bạn có thể phòng tránh điều này bằng cách áp dụng những biện pháp an toàn sau:
- Đi cùng một người bơi giỏi và đi theo một nhóm vài người.
- Không nên học bơi ở nơi có dòng nước chuyển động như ngoài biển hay sông.
- Tập bơi ở nơi có độ sâu phù hợp, nơi bạn có thể đứng và thở một cách dễ dàng để khi gặp chuyện không may, bạn có thể xử lý được.
- Không được đi bơi trong điều kiện thời tiết xấu.
- Không nên bơi ở hồ có nhiệt độ nước quá lạnh vì điều kiện này sẽ khiến bạn cử động chân tay khó khăn.
1.2. Cách thả lỏng cơ thể khi bơi: Tập quen với cảm giác nổi bồng bềnh
Khi xuống hồ nước tập bơi, bạn hãy bám tay vào thành bể hoặc bệ đỡ, nâng chân về phía sao để chúng nổi lên mặt nước. Điều này sẽ được thực hiện rất dễ dàng nếu như bạn thả lỏng chân. Bạn hãy tiếp tục thực hành với cả phần lưng và bụng cho đến khi cả cơ thể nổi được trên mặt nước.
Bạn hãy tập động tác này ở nơi nước cạn đề phòng trước hợp khi cơ thể chưa thuần thục thì bạn vẫn có thể đứng lên được. Thời gian đầu khi tập nổi, bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu nếu nước vào tai trong khi mũi và miệng thì không bị, nhưng cảm giác này sẽ quen dần. Để giữ được sự thăng bằng trong thời gian lâu hơn, bạn có thể để tay vuông góc với thân người, khi ấy, cơ thể bạn sẽ nổi theo hình chữ T.
1.3. Không hoảng sợ là cách thả lỏng cơ thể khi bơi
Đừng nên hoảng sợ khi không thể tiếp tục bơi nữa
Bạn hãy luôn ghi nhớ một phương án dự phòng trong trường hợp không cử động được chân tay hay không xoay sở được ở chỗ nước sâu, đó chính là nằm ngửa trên mặt nước. Nếu bạn không thể tiếp tục bơi nữa, bạn đừng nên thở gấp hay khua khoắng chân tay mà hãy thả lỏng người, nằm thẳng lưng để nước nâng bạn nổi lên trong thời gian bạn lấy lại sự bình tĩnh.
1.4. Luyện tập thở dưới nước
Tại vùng nước cạn, bạn hãy hít một nơi thật sâu rồi úp mặt xuống nước, từ từ thở ra bằng mũi đến khi hết hơi. Tiếp theo, bạn ngoi lên khỏi mặt nước và lặp lại các động tác này nhiều lần. Trong trường hợp bạn cảm thấy việc thở ra bằng mũi dưới nước không thoải mái thì bạn có thể bịt mũi lại và thở ra bằng miệng.
1.5. Đeo kính bơi (không bắt buộc)
Việc đeo kính bơi có thể giúp bạn thoải mái khi mở mắt dưới nước và tầm nhìn rõ hơn. Bạn hãy tìm mua một cặp kính bơi với các vòng chụp mắt mềm mại, nhúng kính xuống nước trước khi đeo vào mắt để giúp viền kính bám vào da sát hơn, ngăn cản nước tràn vào mắt. Kế tiếp, bạn kéo dây đeo vòng qua đầu sao cho kính ôm vừa khít đầu của bạn.
2. Người mới học bơi cần lưu ý điều gì?
- Đối tượng mắc bệnh hen suyễn không nên đi bơi.
- Nếu đang bị bệnh ngoài da hoặc viêm sưng thì bạn cần điều trị dứt bệnh mới được đi bơi để tránh lây nhiễm bệnh cho người khác.
- Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch cần có sự chỉ định và giám sát chặt chẽ bởi người có chuyên môn nếu muốn đi bơi.
- Người lớn tuổi cần chọn cho bản thân kiểu bơi phù hợp, thực hiện kiểm tra tình trạng sức khỏe trước khi bơi, thường xuyên theo dõi mạch đập và có chế độ tập luyện phù hợp để tránh bị đột quỵ.
- Trẻ em khi đi bơi cần có người lớn giám sát và giúp đỡ.
- Chọn bơi ở hồ đảm bảo vệ sinh, nên chọn hồ có lắp hệ thống lọc nước tự động.
- Cần khởi động kỹ trước khi xuống nước để không bị chuột rút. Nếu bị chuột rút khi đang bơi thì bạn hãy bám vào dây phao và kêu cứu.
- Nên dùng kem chống nắng với chỉ số cao khi đi bơi. Nếu bơi dưới trời nắng lâu hơn 1 giờ thì bạn nên lau khô da rồi bôi lại một lớp kem, đợi sau 15 phút mới tiếp tục xuống hồ bơi. Tuy nhiên, da bạn vẫn sẽ bị đen vì kem chống nắng chỉ có tác dụng cản các tia tử ngoại hại da.
- Đội nón bơi sẽ giúp tóc bạn không bị cháy nắng và việc di chuyển trong nước được dễ dàng hơn.
- Bạn nên dùng nước muối chuyên dụng để nhỏ mắt mũi, dùng tăm bông thấm khô tai sau và vệ sinh sau khi đi bơi.
- Tắm gội sạch sẽ sau khi bơi nhằm loại bỏ các hóa chất trong nước hồ bám vào da, tóc.
3. Cần có chiến lược gì khi học bơi?
Người mới học bơi thời gian đầu không nên nóng vội, hối thúc thầy dạy nhanh hay ngày nào cũng tập. Nguyên nhân là vì “dục tốc bất đạt”, luyện tập quá gấp gáp sẽ khiến kỹ năng bơi không hoàn chỉnh, người học sẽ không bơi đúng tư thế về sau. Những điều thuộc về kỹ năng cần bạn dành một khoảng thời gian để định hình. Do đó, bạn cần tập cách bơi từ từ để cơ thể có thời gian làm quen và có thời gian nghỉ ngơi. Trung bình, một người cần 3 tháng để học môn bơi đầu tiên. Đến khi bạn có thể bơi liên tục 50m và biết đứng nước nghĩa là bạn đã biết bơi. Lúc ấy, bạn có thể tập bơi mỗi ngày nhằm rèn luyện thể chất và sức khỏe.
Người mới học bơi nên đăng ký học ở các trung tâm uy tín để được dạy bơi đúng kỹ thuật, tránh tình trạng bơi sai sẽ khó sửa đổi về sau. Trước khi tập bơi, bạn cần khởi động làm nóng cơ thể bằng một số động tác vận động nhẹ nhàng dưới hướng dẫn của giáo viên dạy bơi. Trong suốt quá trình bơi, bạn nên uống nước vừa phải để tránh cho cơ thể bị mấy nước, nhanh mệt.
Sau khi bơi lội, người học nên nghỉ ngơi, thư giãn và ăn thức ăn dễ tiêu. Bạn tuyệt đối không nên ăn no trước khi đi bơi, chỉ được phép ăn no trước và sau khi bơi khoang 1h trở lên.
Bơi lội là một bộ môn thể thao giúp rèn luyện thể lực được nhiều người ưa chuộng. Nó cũng đóng vai trò rất lớn trong cuộc sống hàng ngày, là môn kỹ năng sống cần thiết để dạy cho trẻ. Để thành thạo bơi lội sẽ mất của bạn rất nhiều thời gian và bạn sẽ tiết kiệm được lượng thời gian của mình nếu như biết được cách thả lỏng cơ thể khi bơi được chia sẻ trên. Hy vọng bài viết này hữu ích giúp bạn trang bị thêm kiến thức để nâng cao kỹ thuật bơi của bản thân!
Đức Anh có hơn nhiều năm kinh nghiệm lặn tự do freediving và scuba. Hiện đang phụ trách nội dung liên quan đến free diving và scuba diving.
Đức Anh có chứng chỉ quốc tế về lặn tự do (freediving) và scuba diving có thể sử dụng toàn cầu.